Skip to main content

Giao tiếp trong công việc


FUNiX
Enrollment in this course is by invitation only

Về môn học này!

Giao tiếp là một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống và công việc. Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn. Điều này được nhìn nhận rõ nét hơn cả trong các công việc giao tiếp với khách hàng như marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng...

Nếu bạn search google: "Khóa học giao tiếp" bạn sẽ tìm thấy 1.250.000 kết quả hay search "communication courses" sẽ ra kết quả 519.000.000 kết quả... Điều đó để thấy rằng học giao tiếp để có kỹ năng giao tiếp đúng, có thái độ đúng và hành vi đúng nơi công sở là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu để bạn có thể thành công và hạnh phúc trong công việc.

Tên khóa học:

Giao tiếp trong công việc (Business Communication).

Thời lượng học ước tính:

45 giờ

Mục tiêu môn học:

1. Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng, lãnh đạo trực tiếp và lãnh đạo cấp cao,  họ là những đối tượng mà bạn cần giao tiếp và làm việc thường xuyên, là kỹ năng căn bản bất kỳ ai cũng cần phải biết. Trong phần học này bạn cần học các kỹ năng để có thể giao tiếp một cách hiệu quả với các nhóm đối tượng:

  • Làm thế nào để truyền thông tin chính xác tới người nhận?
  • Làm sao để người giao tiếp với bạn có hứng thú để giao tiếp với bạn?
  • Những điều gì nên làm và không nên làm khi giao tiếp với từng nhóm đối tượng nêu trên

2. Kỹ năng viết email:

Trong công việc và cuộc sống hiện nay, email trở thành một kênh giao tiếp chủ yếu trong công việc. Nhờ có viết email mà:

  • Thông điệp truyền thông được truyền đi có thể lưu lại dấu vết để đọc lại
  • Có thời gian đọc lại và thời gian để suy nghĩ trả lời
  • Là bằng chứng xác nhận công việc hiệu quả

3. Thỏa thuận, thương thuyết:

Thỏa thuận/ thương thuyết là việc bạn cần làm hàng ngày để làm cho ai đó hiểu đúng thông điệp của bạn, chấp nhận thông tin và đồng ý với đề nghị của bạn. Vậy thỏa thuận/thương thuyết là gì, chúng ta cần chuẩn bị gì để thỏa thuận thành công?

4. Giải quyết vấn đề và ra quyết định:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. Do đó, giải quyết vấn đề và ra quyết định là một công việc bình thường hàng ngày mà mỗi cá nhân cần thực hiện, đặc biệt là trong công việc.

Cấu trúc khóa học:

Phần 1- Communication in the 21st Century Workplace (giao tiếp tại công sở ở thế kỷ 21)
  1. Bài 1: Communicating with Peers (Giao tiếp với đồng nghiệp)
  2. Bài 2: Communicating with your Managers (Giao tiếp với cán bộ quản lý)
  3. Bài 3: Communicating with Executives (Giao tiếp với lãnh đạo điều hành)
  4. Bài 4: Communicating with your direct reports (Giao tiếp với những người báo cáo trực tiếp)
Phần 2 - High-impact Business Writing (Kỹ năng viết gây ảnh hưởng lớn trong công việc)
  1. Bài 5: Introduction to Business Writing (Giới thiệu về kỹ năng viết trong công việc)
  2. Bài 6: Spelling, Grammar, Sentence and Paragraphs (Chính tả, ngữ pháp, câu cú và đoạn văn)
  3. Bài 7: Document Types and their Considerations (Các loại tài liệu và các chú ý)
  4. Bài 8: Finalizing Formal Document, Informal Written Communication and Social Media (Soạn tài liệu chuẩn tắc, giao tiếp viết phi chuẩn tắc và mạng xã hội)
Phần 3 - The Art of Negotiation (Nghệ thuật đàm phán)
  1. Bài 9: What is negotiation? (Đàm phán là gì?)
  2. Bài 10: Influencing Factors and Considerations (Các nhân tố ảnh hưởng và các chú ý)
  3. Bài 11: You and your Counterparts as Negotiators (Bạn và các bên tham gia vào đàm phán)
  4. Bài 12: Preparation, Planning and Implementation (Khâu chuẩn bị, lập kế hoạch và thực thi)
Phần 4 - Effective Problem-Solving and Decision-Making (Giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả)
  1. Bài 13: Introduction to Problem Solving (Giới thiệu về giải quyết vấn đề)
  2. Bài 14: Charts and Diagrams (Đồ thị và biểu đồ)
  3. Bài 15: Decision Making Methods (Các phương pháp ra quyết định)
  4. Bài 16: Implementing Decisions (Thực thi các quyết định)

Nguồn tài liệu

Điều kiện tiên quyết

Không có

Người thiết kế khóa học

Hoàng Thị Thu Hương

  - Chị đang là Vice President tại Đại học FPT, Vice Director – Training tại Vietnam Library Association kiêm Director of Marketing & Public Relations tại The Northern Academic Library Association.
  - Trong nhiều năm phụ trách Khối phát triển sinh viên quốc tế, chị Hương đã cùng các chiến hữu của mình giúp Đại học FPT chiêu sinh được nhiều sinh viên ngoại quốc, góp phần mở mang “bờ cõi” giáo dục FPT sang các thị trường tiềm năng như: Nigeria, Lào, Myanmar,…
  - Chị Hương cũng có nhiều công trong việc hệ thống hóa trung tâm thư viện, triển khai phần mềm quản lý thư viện, tổ chức và quản lý đào tạo,…, giúp Đại học FPT tiết kiệm được nhiều tỷ đồng trong suốt thời gian đương nhiệm.

NGUỒN HỌC LIỆU

Danh sách nguồn học liệu mở miễn phí (MOOC) mà FUNiX đang sử dụng trong môn học này: Coursera

Tất cả các nguồn học liệu mở được sử dụng trong các chương trình đào tạo tại FUNiX đều được công khai, liên tục cập nhật và không thu phí. FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn